Sài Thiêu có nghĩa là “nung bằng củi
Mỗi sản phẩm là một tác phẩm duy nhất. Màu sắc tuỳ biến ngẫu hứng theo vũ điệu của lửa. Hoa văn được tạo thành vô cùng độc đáo, càng dùng càng đẹp. Công năng tốt
Cao tạo thành một lớp men tro bóng sáng, cảm giác tầng lớp phong phú, tro tan chảy hoặc chưa tan chảy tạo trên bề mặt sản phẩm cảm giác thô ráp nhưng trơn nhẵn tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo.
1. Giới thiệu sơ lược về Sài Thiêu
Sài Thiêu là những món đồ gốm sứ được nung bằng củi đốt, gỗ thông. Có thể chia làm 2 loại là Sài Thiêu kiểu cổ và Sài Thiêu hiện đại.
Sài Thiêu kiểu cổ là tráng men cho phôi gốm sứ trước, bỏ vào tráp bao ngoài, sau đó cho vào lò nung, dùng củi làm nhiên liệu đốt để cung cấp nhiệt lượng, tạo môi trường khử Fe2O3 thành FeO. Nhưng trong quá trình nung, do tráp bao ngoài đã ngăn cách bụi tro tự nhiên của củi đốt, nên bề mặt của gốm sứ bên trong vô cùng sạch sẽ, trong trẻo nền nã. Sài Thiêu truyền thống Trung Quốc cổ đại do triều đình sản xuất phần lớn đều sử dụng cách nung củi này.
Sài Thiêu hiện đại chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật gốm sứ Nhật Bản, nhằm có được lớp “men chảy bụi tro tự nhiên”, theo đuổi hiệu quả nghệ thuật là lớp men không được khống chế một cách nhân tạo. Do đó, gốm sứ không được tráng men, không để vào tráp bao ngoài, đặt trực tiếp vào lò nung, mặc cho những “bụi tro tự nhiên” sinh ra khi gỗ thông bị đốt cháy bám vào bề mặt men, cuối cùng tạo nên những hiệu quả nghệ thuật Sài Thiêu tinh tế, đa dạng, lộng lẫy, mộc mạc. Điều này khiến con người ta cảm thấy, sự kinh ngạc mình nếm trải trong mỗi lần mở lò nung ra, dường như đều do thiên nhiên tạo tác và ban tặng.